5+ Phương pháp xử lý khí thải phòng thí nghiệm

Tran Ai 04/06/2024

Phòng thí nghiệm có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát, thử nghiệm các loại hoá chất. Các hóa chất thường có đặc trưng là dễ bay hơi khi xảy ra phản ứng hoá học, xử lý mẫu, pha chế dung dịch… Khí thải phòng thí nghiệm là vấn đề cần được xử lý để đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người và môi trường xung quanh.

Đặc tính của khí thải phòng thí nghiệm

Xử lý khí thải phòng thí nghiệm

Khí thải phát sinh từ các phòng thí nghiệm thường tồn tại ở 2 dạng:

Khí thải chứa hơi axit ( hữu cơ, vô cơ)

Hơi từ các hợp chất hữu cơ trong phòng thí nghiệm, dễ bay hơi như metanol, styrene, tolurene…

Các hợp chất hoá học này gây ra những ảnh hưởng tới hệ thần kinh, ngay cả khi ở nồng độ thấp, chúng cũng có thể làm cho chúng ta choáng váng, buồn nôn, say sẩm, tức ngực, mệt mỏi… Nhiều loại chất hoá học có khả năng gây ngộ độc rất lớn.

Tác động của khí thải phòng thí nghiệm đến môi trường

✖️ Khí thải từ các phòng thí nghiệm khi không được xử lý, chúng trực tiếp thoát ra môi trường không khí, sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường như sau:

✖️ Ô nhiễm nguồn không khí: Khí thải phòng thí nghiệm thường là các hợp chất dễ bay hơi (VOC), khí độc hại, hợp chất vô cơ… Khi bay ra môi trường, chúng làm ô nhiễm nguồn không khí, giảm chất lượng không khí và ảnh hưởng tới con người, sinh vật xung quanh.

✖️ Khí thải phòng thí nghiệm khi bay hơi, chúng có thể tạo ra các phản ứng hoá học với những chất khí, nước… ngoài môi trường và gây ra những tác động tiêu cực.

✖️ Một số chất khí thải trong phòng thí nghiệm có thể gây ra sự suy giảm tầng ozone khiến Trái đất nóng lên, xuất hiện những cơn mưa axit.

Ảnh hưởng tới sự sinh sôi và phát triển của các sinh vật, động - thực vật trong môi trường xung quanh.

Tác động đến sức khoẻ con người

✖️ Khi tiếp xúc với khí thải phòng thí nghiệm, có thể gây nên những ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người như sau:

✖️ Tác động xấu tới niêm mạc: Các loại dung môi, thuốc thử được sử dụng nhiều trong phòng thí nghiệm như: ete, cacbon tetraclorua, chloroform… có thể làm tổn thương đến niêm mạc mắt, mũi, họng…

✖️ Ngộ độc: Ở nồng độ nhất định, khí thải phòng thí nghiệm có thể gây ra các triệu chứng ngộ độc cho con người như: nôn mửa, khó thở, chóng mắt, mệt mỏi…

✖️ Gây ra bệnh ung thư/ hiểm nghèo: Các hợp chất chứa nhân thơm như benzen, toluene, pyridin… có sự nguy hiểm cao, chúng gây ra bệnh hiểm nghèo như ung thư.

✖️ Dị tật bẩm sinh: Khi phụ nữ mang thai tiếp xúc với khí thải phòng thí nghiệm có thể gây ra những dị tật cho thai nhi, điển hình là chì, thuỷ ngân…

Do vậy, tại các phòng thí nghiệm người ta cần trang bị đầy đủ các biện pháp bảo vệ an toàn cho con người. Và đảm bảo nguồn khí thải không thoát ra môi trường bên ngoài nhờ các hệ thống xử lý khí thải phòng thí nghiệm.

Phương pháp xử lý khí thải phòng thí nghiệm

Phương pháp cơ học

Sử dụng các thiết bị cơ học để loại bỏ các chất độc hại khỏi dòng khí phát sinh từ các phòng thí nghiệm. Trong đó bao gồm các phương pháp sau:

Phương pháp lọc

Sử dụng các vật liệu lọc để lọc nguồn khí thải trong phòng thí nghiệm, các phương pháp cơ học được sử dụng phổ biến như lọc thô, lọc tinh. Trong đó: Lọc thô: sử dụng vật liệu lọc thô là các tấm chắn, lưới… để loại bỏ hạt bụi lớn. Lọc tinh: Các vật liệu lọc như màng lọc, than hoạt tính để loại bỏ bụi có kích thước nhỏ, các hoá chất độc hại. Với phương pháp này chỉ sử dụng cho phòng thí nghiệm có sự phát sinh nhiều bụi bẩn và ít hoá chất độc hại.

Phương pháp hấp thụ

Sử dụng các chất hấp thụ để tạo ra phản ứng với các khí thải độc hại.

  • Hấp thụ hoá học: Sử dụng các chất hoá học cho phản ứng với khí thải.
  • Hấp thụ vật lý: Sử dụng vật liệu có bề mặt hấp thụ lớn, hấp thụ các chất độc hại.

Tham khảo ngay chi tiết: xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ

Xử lý mùi

Sử dụng các chất khử mùi để xử lý mùi hôi trong khí thải. Bao gồm:

  • Khử mùi hoá học: sử dụng chất hoá học
  • Khử mùi vật lý: sử dụng vật liệu có khả năng hấp thụ mùi

Tham khảo chi tiết phương pháp này tại đây: xử lý mùi công nghiệp hiệu quả

Phương pháp hoá học

Sử dụng các phương pháp hoá học để loại bỏ các chất khí độc hại thành các chất khí không độc hại hoặc ít độc hại hơn. Bao gồm những phương pháp như sau:

Oxy hoá

Sử dụng oxy để đốt cháy các chất khí độc hại. Có thể sử dụng cách oxy hoá trực tiếp hoặc oxy hóa gián tiếp. Trong đó, oxy hoá trực tiếp là sử dụng oxy; oxy hóa gián tiếp sử dụng các hoá chất như ozone, clo.

Phương pháp khử

Sử dụng các chất khử để loại bỏ chất khí thải độc hại trong phòng thí nghiệm. Bao gồm 2 loại:

  • Khử bằng kim loại: đồng, kẽm
  • Khử bằng hoá chất: natri sunfit, sunfua…

Phương pháp sinh học

Các phương pháp sinh học sử dụng vi sinh vật để phân huỷ chất độc hại. Bao gồm:

  • Phân huỷ kỵ khí: sử dụng vi sinh vật kỵ khí, thực hiện trong bể chứa hoặc ống phản ứng.
  • Phân huỷ hiếu khí: Sử dụng vi sinh vật hiếu khí.

Lựa chọn phương pháp xử lý khí thải phòng thí nghiệm

Tuy thuộc vào các yếu tố và tính chất của khí thải để lựa chọn phương án xử lý sao cho hiệu quả cao nhất. Trong đó, cần lựa chọn phương pháp phù hợp với những tính chất như sau:

- Thành phần của khí thải, bao gồm các chất khí như thế nào, và xử lý từng loại khí thải đó ra sao.

- Nồng độ của khí thải

- Khối lượng khí thải

- Hiệu quả của phương pháp xử lý

- Chi phí đầu tư, vận hành cho hệ thống

- ….

Để lựa chọn phương án phù hợp, cần khảo sát kỹ càng công trình cụ thể để đưa ra phương án hợp lý, tiết kiệm chi phí, hiệu quả cao nhất. Các bạn có thể liên hệ tới các đơn vị thi công, lắp đặt hệ thống xử lý khí thải để được tư vấn nhanh chóng nhất nhé.

Chi phí lắp đặt hệ thống xử lý khí thải phòng thí nghiệm là bao nhiêu

✔️ Nhiều người cũng thắc mắc việc lắp đặt hệ thống xử lý khí thải phòng thí nghiệm là bao nhiêu, có tốn kém không, chi phí vận hành là bao nhiêu. Câu trả lời là không có chi phí cố định, tùy thuộc vào mỗi hệ thống và quy mô của hệ thống sẽ có chi phí khác nhau. Chi phí lắp đặt, vận hành hệ thống xử lý khí thải cho phòng thí nghiệm phụ thuộc vào những yếu tố như sau:

✔️ Quy mô nhà máy, phòng thí nghiệm: quy mô lớn, nồng độ khí thải lớn đòi hỏi lắp đặt hệ thống lớn hơn, phức tạp hơn và chi phí lắp đặt sẽ cao hơn.

✔️ Phương pháp xử lý: mỗi phương pháp sẽ có chi phí khác nhau, có thể lựa chọn 1 hoặc kết hợp nhiều phương pháp. Do vậy, chi phí cũng ảnh hưởng bởi phương pháp lựa chọn.

✔️ Công nghệ xử lý: Công nghệ xử lý khí thải hiện đại sẽ có chi phí cao hơn so với phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, công nghệ hiện đại có hiệu quả cao hơn và tiết kiệm chi phí vận hành.

Như vậy, chi phí lắp đặt và vận hành phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chúng tôi không thể đưa ra một con số cụ thể cho bạn. Bởi hệ thống có thể từ vài chục triệu cho tới vài tỉ đều có thể xảy ra.

Trên đây là một số thông tin về cách xử lý khí thải phòng thí nghiệm. Hi vọng mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Ngoài ra, hiện nay System Fan là đơn vị chuyên cung cấp giải pháp xử lý khí thải công nghiệp đạt hiệu suất cao. Chúng tôi sẽ khảo sát trực tiếp công trình và lên phương án hiệu quả nhất. Liên hệ ngay tới System Fan để được tư vấn nhanh chóng nhất.

Cam kết sản phẩm chất lượng cao cấp. Đảm bảo tuyệt đối độ chính xác về thông số kỹ thuật so với thực tế sản phẩm.

Tư vấn nhanh chóng, tận tâm tận tình, chính xác theo nhu cầu của quý khách hàng. Đảo bảo khách hàng có sự hài lòng tuyệt đối về chất lượng sản phẩm của chúng tôi.

Cam kết bảo hành toàn bộ sản phẩm của System Fan trong 1 năm kể từ ngày mua hàng. 

Đội ngũ kỹ thuật viên chuyên môn cao, đảm bảo chất lượng hệ thống và các dòng quạt System Fan.

Hoàn tiền 100% nếu sản phẩm không giống như quảng cáo. 

goi dien toi System Fan

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN