Thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam và giải pháp

Phạm Thế Hiệu 23/01/2024

      Thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam 2023 đang là mối quan tâm của nhiều người. Khi tình hình ô nhiễm không khí luôn là việc đáng lo ngại.

      Việt Nam là quốc gia xếp thứ 36 trong tổng 177 quốc gia có mức độ ô nhiễm cao nhất trên toàn cầu. Theo thống kê của Iqair, nồng độ bụi mịn PM2.5 tại Việt Nam vượt quá 4,9 lần so với mức độ không khí đảm bảo.

Nồng độ bụi PM2.5 vượt quá 4,9 lần

Nồng độ bụi PM2.5 vượt quá 4,9 lần

Nồng độ bụi PM2.5 vượt quá 4,9 lần

      Vấn đề ô nhiễm không khí tại nước ta đang cảnh báo sự nguy hiểm tới sức khoẻ con người, đối mặt với nguy cơ ô nhiễm không khí ngày càng tăng. Theo như thống kê của tổ chức Y tế thế giới WHO, trong mỗi năm có tới 7 triệu ca tử vong sớm do phơi nhiễm với ô nhiễm không khí. Trong đó, bụi PM2.5 chính là nguyên nhân chủ yếu với loại bụi siêu mịn này có thể đi sâu vào trong cơ thể con người.

      Theo ước tính của Viện nghiên cứu ảnh hưởng sức khỏe, cứ 10 người có 9 người hít thở không khí có chứa bụi PM2.5 với nồng độ cao hơn 10 µg/m3. Hiện nay, tại nhiều tỉnh, thành phố có lượng bụi PM2.5 đều vượt mức cho phép theo QCVN 05:2021/BTNMT.

      Tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng báo động và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của con người. Hơn 1.300 người ở TP Hồ Chí Minh tử vong mỗi năm gây ra do sự ô nhiễm không khí.

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và bụi mịn PM2.5

      Theo thống kê năm 2018, lượng phát thải bụi mịn PM2.5 đến từ những nguyên nhân sau:

  • 40% đến từ việc đốt bỏ phụ phẩm công nghiệp
  • 17% từ đun nấu dân sinh
  • 13% đến từ giao thông đường bộ
  • 12,7% đến từ cháy rừng
  • 11% từ các hoạt động công nghiệp
  • 3,3% từ nhà máy nhiệt điện
  • 3% từ các hoạt động khác

* Số liệu này có thể thay đổi theo mỗi năm

      Tình trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam càng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Trong đó, TP Hà Nội đứng đầu bảng về chỉ số ô nhiễm không khí. Chỉ số AQI tại Hà Nội trung bình là 202, sau đó là Bắc Ninh: 171, Thanh Hoá: 165, TP Hồ Chí Minh: 161, An Giang: 154, Thái Nguyên: 153, Lạng Sơn: 118... 

      Nồng độ bụi mịn PM2.5 tại Hà Nội cao gấp 21,9 lần so với giá trị tiêu chuẩn về chất lượng không khí hàng năm của WHO. Tại HCM gấp 16,4 lần so với tiêu chuẩn chất lượng không khí hàng năm của WHO.

      Và tại TP Hà Nội trong thời gian gần đây, đều chỉ ra các nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí là từ các hoạt động công nghiệp, đun nấu, đốt rác thải, bụi bẩn đường phố và việc đốt rơm rạ.

      Hiện nay, Tại TP Hồ Chí Minh phần lớn việc phát thải bụi PM2.5 đến từ các hoạt động giao thông chiếm phần lớn, sau đó là các hoạt động công nghiệp và hoạt động dân sinh, thương mại.

🔰 THÔNG TIN HỮU ÍCH

      Tình trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam ngày càng đáng báo động, chỉ số chất lượng không khí AQI được Iqair thống kê theo thời gian thực từng ngày, các bạn có thể theo dõi các chỉ số tại khu vực mình sống tại đây nhé: https://www.iqair.com/vi/vietnam

Giải pháp hạn chế phát thải bụi PM2.5

Giảm thiểu sử dụng bếp than tổ ong trong đun nấu

      Đun nấu dân sinh chiếm một phần không nhỏ tới việc ô nhiễm môi trường và bụi mịn PM2.5. Cần giảm thiểu việc đun nấu bằng than tổ ong, củi, rơm rạ… để hạn chế lượng khí thải độc hại thải ra môi trường.

Giảm thiểu đốt rơm rạ ở khu vực đồng bằng

Đốt rơm rạ ở khu vực đồng bằng

Đốt rơm rạ ở khu vực đồng bằng

      Sau khi thu hoạch vụ mùa, việc đốt rơm rạ gây ra khối lượng bụi mịn PM2.5 thải ra môi trường lớn.

      Theo như thống kê thì vụ Đông Xuân năm 2021 tỉ lệ đốt rơm rạ răng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2020 (từ 22% năm 2020 lên 43,2% năm 2021), và sinh ra khối lượng bụi mịn PM2.5 tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2020.

Giảm thiểu bụi từ phương tiện giao thông

Bụi từ các phương tiện tham gia giao thông

Bụi từ các phương tiện tham gia giao thông

      Chiếm một phần không nhỏ lượng bụi PM2.5 đến từ các phương tiện giao thông đường bộ. Để giảm thiểu bụi cần hạn chế và giảm thiểu số lượng phương tiện giao thông. Trong khi đó số lượng phương tiện giao thông ngày càng tăng lên. Cần hạn chế bằng cách ưu tiên sử dụng các phương tiện công cộng, chuyển từ phương tiện chạy xăng dầu sang các phương tiện hoạt động bằng điện, dừng xe tắt máy khi chờ đèn đỏ…

🔰 CẢNH BÁO

PGS.TS Nguyễn Văn Sơn - Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường cho rằng: "Giao thông vận tải là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm không khí ở các vùng đô thị, chiếm 70% lượng bụi và khí thải môi trường không khí".

----------------------------

Trong đó, tính đến tháng 9/2022, cả nước ta có khoảng 4.937.988 ô tô đang lưu hành (1), chưa kể số lượng xe máy. Có thể thấy được số lượng phương tiện giao thông lưu hành trên cả nước là con số rất lớn. Thường xuyên gây ra ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.

(1) Nguồn: Thống kê bởi Cổng TTĐT Cục đăng kiểm Việt Nam

Giảm thiểu từ các hoạt động công nghiệp

      Các nhà máy, khu công nghiệp ngày càng phát triển, kéo theo đó là sự phát thải công nghiệp, bụi bẩn ra môi trường. Góp phần vào sự ô nhiễm môi trường, không khí.

      Để giảm thiểu tình trạng bụi phát tán ra không gian, các nhà máy công nghiệp cần có phương án xử lý và thu gom bụi hiệu quả.

      Các hệ thống hút lọc bụi, hệ thống xử lý khí thải chính là giải pháp tuyệt vời và tối ưu hiện nay.

Tìm hiểu thêm tại đây:

Dùng máy lọc không khí trong nhà

      Nâng cao đời sống và sức khỏe bằng cách dùng máy lọc không khí trong nhà. Giúp hút lọc bụi bẩn, giúp không gian trong nhà của bạn được trong sạch, thông thoáng và an toàn với sức khoẻ của những người thân trong gia đình.

Hạn chế ra ngoài khi chỉ số ô nhiễm không khí cao


      Chất lượng không khí kém có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ con người khi đi ra ngoài đường. Nếu không có việc gì cần thiết, nên hạn chế ra ngoài khi chất lượng không khí ở mức báo động, chỉ số ô nhiễm tăng cao.

      Ngoài ra, cùng tìm hiểu thêm 14+ cách giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại đây nhé: Cách bảo vệ môi trường

      Trên đây là một số thông tin về thực trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm bụi mịn PM2.5 tại Việt Nam. Những con số đáng cảnh báo này hi vọng sẽ giúp mọi người có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ sức khoẻ của chính bản thân.

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN