-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp phụ là gì?
16/04/2024
Lựa chọn hệ thống xử lý khí thải nhằm mang đến giải pháp xử lý hiệu quả và triệt để nhất. Ngăn chặn dòng khí thải phát tán ra môi trường gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái và con người. Cùng tìm hiểu một trong những phương pháp xử lý khí thải hiệu quả đó là xử lý khí thải bằng phương pháp hấp phụ.
Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp phụ là gì?
Hấp phụ là quá trình xử lý khí thải bằng cách sử dụng các chất hấp phụ (thường là chất rắn) để hấp phụ các chất độc hại và ô nhiễm ( chất bị hấp phụ) trong dòng khí thải.
Các phân tử chất lỏng, khí, ion được giữ lại trên bề mặt phân cách pha. Bề mặt phân cách có thể là lớp phim lỏng - lỏng, khí - lỏng, khí rắn, lỏng - rắn…
Hệ thống xử lý khí thải công ty Hanwha
Quá trình xử lý khí thải bằng phương pháp hấp phụ dựa trên sự phân lý khí bởi các áp lực của một số chất rắn đối với một số loại chất khí, trong đó, các phân tử khí ô nhiễm trong khí thải sẽ bị giữ lại trên bề mặt vật liệu rắn.
Quá trình hấp phụ xảy ra bên trong một thiết bị được gọi là tháp hấp phụ. Tháp hấp phụ có dạng hình trụ tròn, bên trong có chứa một lớp than hoạt tính có khả năng hấp phụ cao. Than hoạt tính có nhiều lỗ rỗng và khe hở trên bề mặt, nhờ vậy mà diện tích tiếp xúc với chất khí thải lớn, hấp phụ dễ dàng các chất khí độc hại như các khí độc, hợp chất hóa học, chất hữu cơ…
Thông thường, khí thải sau khi được xử lý bởi tháp hấp thụ sẽ được đưa vào tháp hấp phụ.
Các phương pháp hấp phụ
Tương tự như xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ, phương pháp hấp phụ cũng có 2 phương pháp chính đó là:
Hệ thống xử lý khí thải công ty Hanwha
Hấp phụ vật lý
Nhờ vào lực liên kết giữa các phân tử, các phân tử khí sẽ bị giữ lại bên trên bề mặt chất hấp phụ. Quá trình hấp phụ vật lý bao gồm các bước như sau:
Quá trình tiếp xúc: Khí thải được đưa vào tháp hấp phụ. Ngay lập tức, các chất gây ô nhiễm sẽ tương tác di chuyển đến bề mặt của chất hấp phụ.
Quá trình hấp phụ: Các chất gây ô nhiễm sẽ bị hấp phụ vào bên trong bề mặt chất hấp phụ. Quá trình hấp phụ xảy ra.
Quá trình tách: Sau khi chất gây ô nhiễm được hấp phụ, quá trình tách sẽ được thực hiện để tách chất ô nhiễm đã bị hấp phụ và chất hấp phụ đã sử dụng. Quá trình này bao gồm các cách như hấp phụ đảo, sử dụng dung môi phân tách hoặc sử dụng nhiệt ở nhiệt độ cao.
Hấp phụ hoá học
Lực liên kết phân tử trong phương pháp này mạnh hơn so với phương pháp vật lý, khí bị hấp phụ do xảy ra phản ứng hóa học với vật liệu hấp phụ. Quá trình hấp phụ hóa học sẽ tỏa ra một lượng nhiệt khá lớn và cần nhiều năng lượng. Hấp phụ hoá học thường sử dụng để xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ như amoniac, lưu huỳnh, nitơ oxit, hydrocacbon…
Quá trình hấp phụ hoá học bao gồm các bước như sau:
Quá trình tiếp xúc: khí thải chứa chất gây ô nhiễm được đưa vào tháp hấp phụ. Quá trình tiếp xúc tạo điều kiện xảy ra các phản ứng hoá học giữa chất hấp phụ và chất bị hấp phụ (chất ô nhiễm)
Quá trình hấp phụ hoá học: Chất ô nhiễm xảy ra các phản ứng hóa học với chất hấp phụ. Các liên kết hoá học được tạo thành giúp giữ lại các chất gây ô nhiễm và ngăn chặn chúng thoát ra ngoài môi trường.
Quá trình xử lý hấp phụ / tái chế: Sau khi xảy ra phản ứng hấp phụ, quá trình xử lý hoặc tái chế sẽ được thực hiện để nhằm tái sử dụng chất hấp phụ hoặc xử lý một cách an toàn, hiệu quả.
Các chất hấp phụ thường sử dụng
Trong phương pháp xử lý khí thải bằng hấp phụ, các chất hấp phụ thường được sử dụng điển hình là: than hoạt tính, chất hấp phụ cao phân tử, chất hấp phụ sinh học, silicalite… Cụ thể được so sánh dưới đây:
Chất hấp phụ | Đặc tính | Ứng dụng | Ưu điểm | Nhược điểm |
Than hoạt tính | Bề mặt kỵ nước | Tách các chất ô nhiễm có gốc hữu cơ | Giá thành rẻ, dễ tìm mua, hiệu quả cao | Khó tái sinh nếu bị đóng cặn, có thể bắt cháy khi tái sinh |
Silicalite | Bề mặt kỵ nước | Tách các chất hữu cơ từ dòng khí | Không bị đóng cặn như than hoạt tính | Giá thành cao hơn than hoạt tính |
Chất hấp phụ cao phân tử | Thường là: copolymer của divinylbenzen/styren | Tách các chất hữu cơ từ dòng khí | Không bị đóng cặn như than hoạt tính | Giá thành cao hơn thanh hoạt tính |
Chất hấp phụ sinh học | Bùn hoạt hoá trên chất mang xốp | Tách các chất hữu cơ từ dòng khí | Không cần tái sinh | Hiệu quả thấp hơn |
Tuỳ thuộc vào đặc tính của dòng khí thải và lưu lượng của khí thải nhà máy, người ta sẽ chọn chất hấp phụ phù hợp để đem lại hiệu quả tốt nhất khi sử dụng.
Phương pháp hấp phụ có khả năng xử lý khí thải hiệu quả đến 90%, giá thành vật liệu hấp phụ thấp, chi phí vận hành thấp do vật liệu hấp phụ có khả năng tái sử dụng.
Ưu điểm của phương pháp hấp phụ
Phương pháp hấp phụ được sử dụng phổ biến hiện nay cho việc xử lý khí thải. Chúng có những ưu điểm như sau:
Hiệu suất cao
Phương pháp hấp phụ mang lại hiệu suất cao trong việc loại bỏ chất ô nhiễm ra khỏi dòng khí thải của các nhà máy. Vật liệu hấp phụ có khả năng loại bỏ hiệu quả chất ô nhiễm nguy hại.
Dễ dàng tái chế, tái sử dụng
Vật liệu hấp phụ có khả năng tái sử dụng hoặc tái chế. Giúp tối ưu hoá chi phí, giảm thiểu sự lãng phí tài nguyên và sử dụng tài nguyên hiệu quả, triệt để.
Linh hoạt, đa dạng
Có thể sử dụng đa dạng các loại vật liệu hấp phụ, cả vật liệu vật lý cũng như hoá học. Mang lại sự linh hoạt cho quá xử lý hiệu quả.
Độ tin cậy cao
Phương pháp có tính ổn định, tin cậy. Đảm bảo các chất độc hại, gây ô nhiễm được loại bỏ đúng cách mà không gây ra sự cố.
Xử lý được khí thải có nồng độ thấp
Sử dụng loại bỏ được các chất ô nhiễm trong khí thải với nồng độ thấp một cách hiệu quả.
Ứng dụng trong công nghiệp
Đặc điểm phổ biến của nhiều ngành công nghiệp là sự phát sinh khí thải gây ô nhiễm. Do đó, phương pháp hấp phụ được ứng dụng cho nhiều ngành công. Điển hình như sau:
- Xử lý khí thải từ xưởng công nghiệp, xưởng sản xuất, nhà máy
- Xử lý các trường hợp có lưu lượng phát thải lớn
- Dùng hấp thụ các loại khí thải như: SOx, HF, HCl, Cl2, h2s, Axeton...
- Thu hồi chất có khả năng tuần hoàn hoặc chuyển sang giai đoạn sản xuất khác.
- Ứng dụng rộng rãi cho các ngành công nghiệp như sau:
- Sử dụng cho ngành chế biến thực phẩm, dược phẩm, hải sản
- Chế biến khoáng sản, khai thác đá Sản xuất xi măng
- Xử lý khí thải lò hơi, lò gạch Sản xuất hoá chất
- Sản xuất điện và dầu khí
- Sản xuất thép, giấy
Sự khác nhau giữa phương pháp hấp thụ và hấp phụ
Hai phương pháp xử lý khí thải hấp phụ và hấp thụ là hai phương pháp phổ biến hiện nay. Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa hai phương pháp này. Cụ thể sẽ được phân tích dưới đây.
Hấp thụ là việc hấp thụ trong bất kỳ chất nào có thể là nguyên tử, ion, phân tử… hấp thụ bởi một chất khác có thể là chất lỏng, chất rắn. Hấp phụ là việc chất khí, chất lỏng… bám dính trên bề mặt của các chất khác có thể ở dạng lỏng hoặc rắn.
Trong hấp phụ, tốc độ phản ứng ổn định và đạt trạng thái cân bằng. Trong hấp thụ, tốc độ phản ứng là đồng nhất.
Nồng độ chất hấp thụ trên thực tế là không thay đổi ngược lại sẽ bị thay đổi trong quá trình hấp phụ.
Hấp thụ không ảnh hưởng đến nhiệt độ, hấp phụ hoạt động ở nhiệt độ thấp hơn.
Để tìm hiểu chi tiết hơn về phương pháp xử lý khí thải bằng hấp thụ, bạn đọc có thể theo dõi ngay tại đây: xử lý khí thải bằng hấp thụ để nắm được thông tin về việc xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ.
Đơn vị thiết kế và thi công hệ thống xử lý khí thải
System Fan là đơn vị thiết kế giải pháp xử lý khí thải, lắp đặt trọn bộ hệ thống xử lý khí thải. Tuỳ thuộc vào đặc tính khí thải, nồng độ khí thải, chúng tôi sẽ khảo sát và lên phương án xử lý khí thải hiệu quả tối ưu.
Với nhiều năm trong nghề, System Fan cung cấp các giải pháp xử lý khí thải cho các nhà máy công nghiệp lớn nhỏ trên toàn quốc. Dưới đây là một số dự án xử lý khí thải tiêu biểu của chúng tôi.
Hệ thống xử lý khí thải công ty Hanwha
Hệ thống xử lý khí thải nhà máy container Hoà Phát
Hệ thống xử lý khí thải nhà máy Phan Thiết
Hệ thống xử lý khí thải nhà máy Sconnect Vina
Liên hệ ngay tới System Fan để được tư vấn nhanh chóng nhất. Chúng tôi sẽ khảo sát trực tiếp công trình và đem đến các giải pháp xử lý khí thải hiệu quả cho từng nhà máy của bạn. Liên hệ ngay!
Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.