Tính chất và tác hại của bụi gỗ tới con người, môi trường

Tran Ai 23/01/2024

Ngành sản xuất gỗ không ngừng phát triển bởi nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ gỗ luôn được ưa chuộng. Tuy nhiên bụi gỗ là loại bụi khá nguy hiểm, chúng gây nên các tác hại khôn lường cho người lao động. Bụi gỗ có tính chất gì? Tác hại của bụi gỗ thế nào. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tính chất và tác hại của bụi gỗ

01| Nguồn gốc phát sinh bụi gỗ

Bụi gỗ phát sinh ra trong các công đoạn và quá trình như:

» Cưa xẻ gỗ

» Khoan, phay, bào

» Chà nhám

» Chà nhẵn chi tiết bề mặt

» Tạo hình, tạo kiểu, điêu khắc gỗ ….

Bụi gỗ được phát sinh ra từ các khâu chế biến để tạo thành thành phẩm hoàn chỉnh. Từ những nguyên liệu gỗ thô sơ qua quá trình cưa, tẩm, sấy để định hình thô sản phẩm. Sau đó cưa, bào để tạo dáng sản phẩm, Lắp ghép và điêu khắc tạo hình sản phẩm cuối cùng. Và công đoạn sau cùng là chà nhám sản phẩm, sơn phủ và tạo thành một sản phẩm gỗ hoàn chỉnh.

Có thể thấy, không thể tránh khỏi việc phát sinh bụi gỗ trong tất cả các công đoạn sản xuất, thiết kế đồ gỗ.

Dưới đây là hệ số ô nhiễm bụi trong công nghệ sản xuất gỗ gia dụng (Theo thống kê của WHO, năm 1993)

 

02| Tính chất của bụi gỗ

Thành phần chủ yếu của bụi gỗ là bụi cơ học. Chúng được tổng hợp bởi các hạt xenlulozơ. Kích thước các hạt bụi và tải lượng bụi sinh ra khác nhau ở từng công đoạn. Các công đoạn gia công thô như: cắt, cưa, tiện… thường tạo ra bụi gỗ có kích thước lớn cộng thêm mùn gỗ. Trong các công đoạn như chà nhám, đánh bóng, lượng bụi gỗ phát sinh ít hơn nhưng kích thước hạt bụi rất nhỏ, và thường chỉ từ 2 - 20um. Bụi gỗ có kích thước nhỏ này chúng dễ dàng phân tán trong không khí, có những ảnh hưởng nghiêm trọng hơn tới sức khoẻ con người và môi trường.

Dưới đây là tải lượng ô nhiễm bụi và chất rắn thải trong các công đoạn gia công

Tải lượng ô nhiễm bụi gỗ

03| Tác hại của bụi gỗ

Bụi gỗ chứa thành phần gây ra những nguy hại tới sức khoẻ con người, động thực vật cũng như môi trường. Tuỳ thuộc vào kích thước và đặc tính của bụi gỗ mà chúng gây ra những nguy hại khác nhau.

Đối với con người

Bụi gỗ nếu không được thu gom, chúng phát tán ra khỏi nhà máy và bám vào quần áo. Gây ra những cảm giác ngứa ngáy khó chịu, một số trường hợp gây ra kích ứng da bởi trong bụi gỗ có chứa hoá chất tẩm.

Các hạt bụi gỗ nhỏ hơn có thể đi vào trong cơ thể con người. Chúng là tác nhân gây ra phản ứng xơ hoá phổi, sinh ra các căn bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Những hạt bụi gỗ có kích thước nhỏ hơn 10um có khả năng giữ lại trong phổi. Nhưng với các hạt bụi nhỏ hơn 1um dễ dàng di chuyển trong hệ hô hấp và gây ra những nguy hại vô cùng tới sức khỏe con người. Điển hình như sau:

»  Viêm phổi: Một lượng bụi gỗ đủ lớn chúng làm gây tắc nghẽn phế quản, giảm đi khả năng phân phối khí trong cơ thể.

»  Khí thũng phổi: Phá hoại túi phổi, giảm khả năng trao đổi oxy và CO2.

»  Ung thư phổi: Phá hoại các mô phổi, tắc nghẽn sự trao đổi giữa máu và các tế bào. Ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng tuần hoàn máu. Có thể gây ra một số vấn đề về tim mạch.

Một số căn bệnh thường thấy do bụi gỗ gây nên:

»  Bệnh về đường hô hấp: Tùy thuộc vào thành phần và nồng độ bụi gỗ mà có thể gây ra các bệnh viêm phổ biến như viêm mũi, viêm họng, tiết nhiều niêm dịch, hít thở khó khăn… Giảm chức năng lọc bụi của mũi, dễ phát sinh ra bệnh phổi nhiễm bụi.

»  Bệnh ngoài da: Gây nên kích ứng da, ngứa rát, khô da…

»  Bệnh về mắt: bụi gỗ bay vào mắt gây kích thích màng tiếp hợp, viêm mi mắt, gây ra mộng mắt, xước niêm mạc mắt…. Gây ra sự khó chịu cho con người và có khả năng làm giảm thị lực.

Ngoài ra, tuỳ từng bụi phát sinh từ các loại gỗ gây ra những ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Chi tiết xem tại bảng này: tại đây.

Đối với động - thực vật

Động thực vật cũng phải chịu những tác hại mà bụi gỗ gây nên.

»  Với thực vật: Lượng bụi gỗ lớn bám trên thân cây có thể làm giảm quá trình quang hợp của gây, hạn chế sự sinh trưởng và phát triển của chúng. Nếu bụi gỗ bám trên các quả, có thể làm giảm chất lượng của hoa quả, và đồng thời cũng tăng chi phí cho việc làm sạch chúng.

»  Với động vật: Động vật cũng tương tự như con người, khi động vật tiếp xúc với bụi gỗ có thể gây ra sự ngứa rát khó chịu ở ngoài da. Các hạt bụi nhỏ cũng có thể qua đường hô hấp đi vào bên trong cơ thể động vật. Gây ra những ảnh hưởng tới sức khỏe động vật.

Đối với môi trường

Môi trường ngày càng bị ô nhiễm bởi bụi bẩn phát sinh ngày càng nhiều. Bụi gỗ là một trong số đó. Bụi gỗ phát tán ra môi trường, trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của các cư dân ở xung quanh. Rộng hơn nữa, chúng góp phần vào việc gia tăng sự ô nhiễm môi trường. Trái Đất ngày càng nóng lên, khí hậu thay đổi thất thường, nồng độ bụi trong không khí ngày càng tăng. Ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như các hoạt động của con người.

04| Các phương pháp xử lý bụi gỗ

Hiện nay, có một số phương pháp điển hình cho việc thu gom và xử lý bụi gỗ. Là các phương pháp hữu ích giúp ngăn chặn việc phát tán bụi gỗ, giảm thiểu sự tiếp xúc của bụi gỗ tới con người, và giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường. Các hệ thống hút bụi gỗ được ứng dụng vào trong các khu công nghiệp, nhà máy, nhà xưởng... để xử lý bụi gỗ, ngăn chặn chúng không phát tán ra môi trường.

Hiện nay có một số phương pháp như sau:

Phương pháp khô

Các thiết bị thu hồi bụi khô dựa trên các nguyên lý hoạt động khác nhau. Về cơ bản gồm các cơ chế như: trọng lực (trong thiết bị buồng lắng), quán tính (lắng bụi nhờ vào việc thay đổi hướng chuyển động của dòng khí), cơ chế lực ly tâm (qua thiết bị Cyclone, thiết bị thu hồi bụi xoáy…) Mỗi phương pháp thu hồi bụi khô phù hợp cho từng tính chất, kích thước bụi gỗ và có năng suất tối đa khác nhau. Chi tiết dưới hình dưới đây.

Hiệu quả thu hồi bụi

a. Buồng lắng bụi

Buồng lắng bụi có dạng hình hộp chữ nhật, hoạt động dựa vào cơ chế trọng lực của hạt bụi khi chuyển động ngang trong thiết bị. Hạt bụi chịu tác dụng đồng thời của hai lực tác dụng là lực chuyển động của dòng khí theo phương ngang và lực trọng trường.

Buồng lắng bụi

Kích thước của buồng lắng thường lớn hơn rất nhiều so với đường ống dẫn dòng khí đi vào. Điều này giúp giảm tối đa vận tốc của dòng khí, đủ thời gian cho bụi có khả năng lắng xuống dưới đáy thiết bị. Buồng lắng bụi có hiệu quả tương đối với các loại bụi gỗ có kích thước > 50um, với hạt bụi có kích thước < 5um thì khả năng lắng bụi bằng không. Do vậy, Buồng lắng bụi có thể sử dụng cho việc thu hồi bụi gỗ ở các công đoạn thô.

Ưu điểm:

»  Cấu tạo đơn giản

»  Vận hàng dễ dàng, chi phí thấp

Nhược điểm:

»  Chiếm nhiều diện tích

»  Hiệu suất không cao

🔰 Tham khảo chi tiết phương pháp xử lý bụi bằng buồng lắng tại đây: Xử lý bụi bằng thiết bị buồng lắng.

b. Thiết bị lắng quán tính

Thiết bị lắng quán tính dựa vào sự thay đổi đột ngột sự chuyển hướng chuyển động của dòng khí. Các hạt bụi chịu tác dụng của lực quán tính tiếp tục chuyển động theo hướng ban đầu và tách ra khỏi dòng khí. Hiệu suất của thiết bị này có thể đạt từ 65 - 80% với các hạt bụi có kích thước từ 25 - 30um.

c. Cyclone

Cyclone là thiết bị được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp hiện nay. Có khả năng tách lọc được các hạt bụi gỗ có kích thước > 5um. Cyclone là thiết bị có hình trụ, đáy dạng chóp cụt. Khi dòng không khí bẩn đi vào trong Cyclone sẽ chuyển động theo hình xoắn ốc, dẫn dịch chuyển xuống dưới. Các hạt bụi chịu tác dụng của lực ly tâm văng vào thành cyclone. Chúc bị mấy động năng và rơi xuống đáy Cyclone. Trong khi đó, dòng khí khi tiến gần xuống đáy sẽ quay ngược trở lại và chuyển động lên trên hình thành dòng xoắn bên trong.

Các hạt bụi khi văng đến thành, dịch chuyển xuống dưới nhờ lực đẩy của dòng xoáy và trọng lực được lắng xuống dưới đáy và thu gom ra ngoài qua các ống xả bụi.

Cyclone

Ưu điểm:

»  Thiết bị bền bỉ

»  Có thể làm việc ở nhiệt độ cao (đến 500 độ C)

»  Làm việc ở áp suất cao

»  Cấu tạo đơn giản

Nhược điểm:

»  Hiệu quả vận hành kém khi bụi gỗ có kích thước nhỏ hơn 5um

»  Không sử dụng cho bụi có tính chất kết dính

🔰 Tham khảo chi tiết phương pháp xử lý bụi bằng cyclone tại đây: Hệ thống hút bụi Cyclone

Phương pháp ướt

Xử lý bụi bằng phương pháp ướt là việc sử dụng chất lỏng ( chủ yếu dùng nước) để loại bỏ bụi gỗ. Khi dòng khí tiếp xúc với nước, bụi sẽ bị giữ lại và tách ra khỏi dòng khí. Bụi hoà vào dung dịch chất lỏng và được thu gom dưới dạng bùn.

Ưu điểm:

»   Hiệu quả xử lý cao

»   Đồng thời xử lý được bụi và các chất ô nhiễm NOx, SO2…

»   Có khả năng lọc được các hạt bụi kích thước nhỏ

»   Có thể xử lý các dòng khí có nhiệt độ cao

»   Hệ thống đơn giản

»   Chi phí đầu tư thấp

Nhược điểm:

»  Thiết bị dễ bị ăn mòn

»  Phát sinh nhiều bùn khi xử lý

»  Chi phí vận hành cao

»  Tiêu tốn nhiều năng lượng

🔰 Tham khảo chi tiết phương pháp xử lý bụi bằng phương pháp ướt tại đây: Xử lý bụi bằng phương pháp ướt

Trên đây là một số thông tin System Fan tổng hợp về bụi gỗ, tác hại của bụi gỗ cũng như phương pháp xử lý bụi gỗ. Hi vọng những thông tin trên đem lại cho bạn đọc những điều bổ ích.

Hiện nay, System Fan là đơn vị sản xuất và lắp đặt các hệ thống hút lọc bụi, hệ thống xử lý khí thải uy tín, mang lại hiệu suất cao hiện nay. Và được nhiều doanh nghiệp tin tưởng sử dụng. System Fan lắp đặt nhiều hệ thống hút lọc bụi gỗ cho các nhà máy gỗ, điển hình là các dự án dưới đây: 

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN