Tăng áp cầu thang là gì? Tiêu chuẩn và nguyên lý của hệ thống

Phạm Thế Hiệu 04/08/2022

Khi các công trình như toà nhà cao tầng, chung cư, trung tâm thương mại và các khu công nghiệp mọc lên như nấm. Cùng với đó những nguy cơ xảy ra cháy nổ, hoả hoạn cũng ngày càng nhiều. Không thể lường trước được những mối hiểm hoạ này. Do vậy, cần có những phương án phòng chống cháy nổ, phòng cháy chữa cháy để đảm bảo cho sự an toàn của con người và tài sản.

Cùng tìm hiểu về tăng áp cầu thang, hệ thống tăng áp cầu thang và các tiêu chuẩn tăng áp cầu thang trong bài viết này nhé.

Tìm hiểu về tăng áp cầu thang

Tăng áp cầu thang là gì?

Tăng áp cầu thang là gì?

Tăng áp cầu thang là gì? Là hoạt động làm tăng áp suất bên trong khu vực cầu thang thoát hiểm. Hệ thống sẽ giúp điều chỉnh áp suất không khí bên trong cầu thang sao cho áp suất bên trong cao hơn so với với áp suất bên ngoài.

Hầu hết các thiết kế toà nhà cao tầng, cầu thang bộ luôn nằm ở vị trí kín gió, bao quanh là thường, không tiếp xúc trực tiếp với không khí bên ngoài trời. Do vậy hệ thống tăng áp giúp tăng áp, tạo ra áp suất dương bên trong buồng thang.

Tầm quan trọng của việc tăng áp cầu thang

Hệ thống tăng áp cầu thang được xem là hệ thống bắt buộc theo quy định của nhà nước về việc xây dựng các công trình cao tầng. Việc lắp đặt hệ thống tăng áp cầu thang cực kỳ quan trọng và cần thiết bởi những lợi ích mà chúng mang lại như sau:

Trong trường hợp tòa nhà xảy ra hoả hoạn, hệ thống tăng áp cầu thang được kích hoạt và đem lại những tác dụng như sau:

Hệ thống tăng áp cầu thang với nhiệm vụ cấp khí tươi, tạo ra sự thay đổi về áp suất từ đó tạo ra áp suất dương cho cầu thang. Chúng là hệ thống bảo vệ, là bức tường vô hình ngăn chặn khói lửa và khí bụi từ trong đám cháy không lây lan vào bên trong không gian thang bộ. Từ đó không gian bên trong cầu thang bộ được đảm bảo đầy đủ không khí sạch. Nhờ vậy:

✊ Giúp con người có thời gian thoát ra khỏi đám cháy dễ dàng. Trong khu vực cầu thang bộ là nơi an toàn, khi có đám cháy xảy ra, mọi người nhanh chóng di chuyển vào cầu thang bộ và thoát ra khỏi tòa nhà.

✊Là nơi an toàn để tránh nạn, đặc biệt là những đối tượng cần được giúp đỡ như người già, trẻ nhỏ, người khuyết tật, phụ nữ mang thai… Có thể tạm tránh nạn ở đây chờ lực lượng chức năng tới ứng cứu.

✊ Khu vực cầu thang bộ là nơi mà đội cứu hộ có thể tiếp cận đám cháy và xử lý đám cháy.

✊ Khu vực an toàn bảo vệ các đồ vật, tài sản có giá trị cao khỏi sự ảnh hưởng của đám cháy.

Như vậy, hệ thống tăng áp cầu thang là hệ thống phòng cháy chữa cháy quan trọng, bảo vệ con người và tài sản khỏi những hiểm nguy từ đám cháy.

Vậy điều gì sẽ xảy ra khi không lắp đặt hệ thống tăng áp cầu thang?

Đó chính là không thể tạo ra một vùng an toàn cho con người. Cầu thang thoát hiểm sẽ bị lây lan khói bụi và các khí độc hại. Con người sẽ hít phải khí độc hại ngay cả trong cầu thang bộ. Dẫn đến việc con người có thể bị ngạt thở trước khi thoát ra khỏi tòa nhà. Không thể đảm bảo được tính mạng con người.

Do vậy, hệ thống tăng áp cầu thang thực sự quan trọng và cần thiết lắp đặt.

Hệ thống tăng áp cầu thang bộ gồm những gì?

Hệ thống tăng áp cầu thang bộ là hệ thống được kết hợp từ nhiều bộ phận như sau:

  • Quạt tăng áp cầu thang: Sử dụng quạt công nghiệp như quạt ly tâm, quạt hướng trục. Hiện nay, System Fan là đơn vị cung cấp quạt công nghiệp (quạt ly tâm, quạt hướng trục) cho nhiều đơn vị PCCC trên toàn quốc. Nếu như bạn có nhu cầu, liên hệ tới System Fan để được hỗ trợ nhé.

Quạt sử dụng cho tăng áp cầu thang

Quạt sử dụng cho tăng áp cầu thang

  • Hệ thống đường ống dẫn gió
  • Các van đóng mở, cửa cấp khí
  • Hệ thống cảm biến
  • Hệ thống chữa cháy tự động
  • Trung tâm điều khiển (hộp tủ điện...)

Hệ thống tăng áp cầu thang cần tuân theo tiêu chuẩn gì?

Hệ thống tăng áp cầu thang bộ được áp dụng theo các tiêu chuẩn lắp đặt tăng áp cầu thang đó là tiêu chuẩn TCVN 6160:1996. Tiêu chuẩn bắt buộc cho các tòa nhà cao tầng, công trình bao gồm những khách sạn, trung tâm thương mại, chung cư, toà nhà văn phòng… có độ cao từ 25m - 100m tương đương với kết cấu 10 tầng đến 30 tầng. TCVN 6160:1996 quy định như sau:

🔰 Điều 11.4

Để đẩy khói từ hành lang, phòng đêm của mỗi tầng cần thiết kế hầm đẩy cưỡng bức, có van ở mỗi tầng. Cần tính toán lưu lượng của quạt, van điều khiển, mặt cắt hầm đẩy được xác định cụ thể. Quạt và van đóng mở tự động bằng các đầu báo, có nút điều khiển ở mỗi tầng.

🔰 Điều 11.5

Khi có một cửa mở cần đảm bảo áp suất dư của không khí là 2kg/m2 đảm bảo khói từ thang máy, buồng thang không lan vào các tầng.

🔰 Điều 11.6

Cửa vào buồng thang phải thiết kế phòng đệm với cửa tự động đóng, có đệm kín, hệ thống điều áp với áp suất dư của không khí ở phòng đêm luôn lớn hơn hoặc bằng 2kg/m2 để khói không lây lan vào buồng thang, thang máy và ngược lại.

👉  Lưu ý: Để đảm bảo ngăn chặn khói bụi, khí độc từ đám cháy vào trong cầu thang thoát hiểm, kỹ sư thiết kế cần tính toán những vấn đề sau:

  • Tính toán đảm bảo buồng thang đạt 50Pa khi cửa đóng. Khi có 2 hoặc 3 cửa mở đồng thời cần đạt >= 10Pa.
  • Tính toán đủ lưu lượng gió cho buồng thang để duy trì áp suất dương không vượt quá 60Pa. Bởi nếu vượt quá 60Pa, áp lực khiến cửa bị đè chặt và sức con người khó có thể mở được cửa.
  • Lưu ý tính toán kỹ lưỡng và thiết kế vị trí lắp đặt quạt, hệ thống dẫn gió, miệng gió phù hợp dọc trục thang. Phân cấp áp suất dương theo thứ tự: buồng thang -> phòng đệm -> hành lang.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống tăng áp cầu thang bộ

Hệ thống tăng áp được hoạt động khi có hoả hoạn xảy ra nhờ vào các cảm biến truyền tín hiệu về hệ thống. Một hoặc đồng thời các cảm biến nhận biết đám cháy, chúng sẽ lập tức truyền tín hiệu về hệ thống điều khiển trung tâm.

Quạt tăng áp được hoạt động 100% công suất để tạo ra sự chênh lệch áp suất dương bên trong thang bộ. Các cảm biến chênh áp sẽ giúp điều khiển được quạt chạy liên tục hoặc dừng tùy theo mức chênh áp đã được cài đặt. Sao cho vẫn đảm bảo được áp suất bên trong thang bộ luôn lớn hơn áp suất bên ngoài. Không được lắp đặt các thiết bị bảo vệ quá dòng hoặc chống ngắn mạch cho quạt.

Các cửa hút, xả khí được cài đặt tự động, điều tiết luồng khí sao cho đảm bảo áp suất dư cần thiết. Nhờ vậy ngăn chặn được sự xâm nhập của khói bụi từ đám cháy vào khu vực thoát hiểm.

Cùng thời gian này, hệ thống chữa cháy được hoạt động giúp dập tắt đám cháy, ngăn chặn đám cháy bùng phát và lây lan ra nhiều khu vực khác. Ở mỗi tầng, lối vào cầu thang thoát hiểm luôn được thiết kế một cửa chống cháy, chịu nhiệt, cách nhiệt có bản lề thuỷ lực giúp cửa tự động được đóng lại. Nhờ vậy cũng hạn chế được khí thải, lửa khói từ ngoài len lỏi vào bên trong.

Trên đây, System Fan cung cấp cho bạn đọc một số thông tin về tăng áp cầu thang, tiêu chuẩn và nguyên lý hoạt động. Hi vọng những thông tin này mang lại nhiều điều hữu ích cho bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã đón xem.

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN