Quy định về thang thoát hiểm trong PCCC

Phạm Thế Hiệu 24/04/2024

Phòng cháy chữa cháy là vấn đề được đặt lên hàng đầu khi xây dựng các công trình, tòa nhà cao tầng. Trong đó, việc thiết kế thang thoát hiểm là bắt buộc. Cùng tìm hiểu quy định về thang thoát hiểm trong PCCC hiện nay.

Vai trò của cầu thang thoát hiểm PCCC

Cầu thang thoát hiểm PCCC là khu vực đường thoát nạn khi có đám cháy hoặc bất kỳ sự cố gì xảy ra. Con người có thể sử dụng cầu thang để di chuyển ra khỏi khu vực có sự cố.

Cầu thang thoát hiểm thường được thiết kế lối đi qua hành lang, tiền sảnh, hay thang bộ. Với những tòa nhà cao tầng, cầu thang thoát hiểm được thiết kế cạnh thang máy để thuận tiện di chuyển. Đối với các công trình như nhà xưởng, nhà máy… cầu thang thoát hiểm PCCC có thể sẽ được thiết kế bên ngoài trời để đảm bảo việc di chuyển, lưu thông không khí khi có hoả hoạn xảy ra.

Cầu thang thoát hiểm PCCC ngoài trời

Cầu thang thoát hiểm PCCC ngoài trời

Vai trò của cầu thang thoát hiểm PCCC

Cầu thang thoát hiểm PCCC là lối đi nhanh nhất, an toàn nhất khi có sự cố hỏa hoạn xảy ra. Bởi vì:

  • Khi có hoả hoạn xảy ra, nguồn điện có thể sẽ bị ngắt để đảm bảo an toàn. Bao gồm cả việc sử dụng thang máy.
  • Cửa thang thoát hiểm thường được thiết kế chống cháy chịu nhiệt, đóng mở bằng bản lề thuỷ lực giúp hạn chế tối đa khí, khói thải đi vào bên trong. Giúp duy trì không gian bên trong thang thoát hiểm có đủ nguồn khí tươi cho con người.
  • Trong thang thoát hiểm thường được thiết kế hệ thống tăng áp cầu thang giúp tạo ra áp suất chênh lệch với áp suất bên ngoài, ngăn chặn khói lửa lây lan vào bên trong, cùng với đó, chúng cung cấp khí tươi, khí oxy giúp đủ nguồn không khí sạch cho sự sống của con người.
  • Kéo dài thời gian giúp con người có thể thoát ra khỏi tòa nhà có đám cháy. Bảo vệ tính mạng của con người.

Quy định về thang thoát hiểm trong PCCC

Các tiêu chuẩn và quy định trong PCCC được nêu ra giúp việc thiết kế, xây dựng công trình đạt tiêu chuẩn, đảm bảo được sự an toàn cho con người khi có sự cố hỏa hoạn xảy ra. Dưới đây là một số quy định về thang thoát hiểm trong PCCC.

Quy định về lối thoát nạn tòa nhà cao tầng

Trong toà nhà cao tầng, cần đảm bảo ít nhất có 2 lối thoát hiểm. Giúp việc thoát hiểm nhanh chóng, và giúp lực lượng cứu hoả nhanh chóng hỗ trợ và xử lý kịp thời.

Lối thoát hiểm PCCC

Trong đó, quy định về lối thoát nạn như sau:

  • Toà nhà cao tầng có diện tích > 300m2, khu vực hành lang chung hay khu vực lối đi phải bố trí ít nhất có 2 thang thoát hiểm
  • Toà nhà có diện tích < 300m3, cho phép thiết kế cầu thang thoát hiểm đặt ở 1 phía. Phía còn lại thiết kế ban công nối với thang thoát hiểm ở bên ngoài. Tính toán diện tích ban công nối với khu vực thang thoát hiểm cần chứa đủ số lượng người được tính trong các phòng ở tầng đó.

Quy định về điều kiện đảm bảo lối thoát nạn an toàn cho tòa nhà

Thiết kế từ từng phòng bất kỳ thuộc tầng bất kỳ (trừ tầng 1) ra hanh làng có lối thoát hiểm với 2 lựa chọn: cầu thang an toàn và hành lang an toàn. Từ đó đều thuận tiện đi ra khỏi tòa nhà bằng các đường như: cầu thang ngoài nhà, lối đi ra khỏi nhà, hành lang ngoài nhà.

  • Đi từ các phòng ở tầng 1 trực tiếp đi ra ngoài hoặc đi qua tiền sảnh ra ngoài.
  • Từ các phòng bất kỳ vào phòng bên cạnh ở cùng tầng (trừ tầng 1) có lối thoát như 2 chỉ dẫn trên.

Quy định cụ thể về cầu thang an toàn, hành lang an toàn

Các kết cấu chịu lực, kết cấu bao che phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn giới hạn chịu lửa ít nhất là 60 phút. Trên thực tế, khi có hoả hoạn xảy ra, lượng người di chuyển ra cầu thang thoát hiểm tương đối nhiều. Cần đảm bảo kết cấu có tính chịu lực cao, chịu được trọng tải lớn hơn các loại cầu thang bộ thông thường.

Cửa thoát hiểm phải được làm bằng vật liệu chống cháy chịu nhiệt, có giới hạn chịu lửa ít nhất trên 45 phút. Bản lề thiết kế có thể tự đóng lại để ngăn chặn khói, lửa đi vào bên trong thang thoát hiểm.

Trong buồng thang, cần có hệ thống điều áp để tránh tình trạng tích tụ khói bên trong. Đèn chiếu sáng cũng được thiết kế lắp đặt để sử dụng khi có sự cố xảy ra.

Cầu thang thoát hiểm PCCC có thiết kế thông thoáng đảm bảo con người có thể di chuyển nhanh chóng trong những trường hợp khẩn cấp.

Quy định về khoảng cách xa nhất

Khoảng cách xa nhất cho phép tính từ cửa đi của phòng xa nhất đến vị trí lối thoát hiểm gần nhất ( không kể nhà tắm, phòng vệ sinh….) như sau:

  • 50m đối với phòng nằm giữa 2 cầu thang thoát hiểm hoặc có 2 lối ra ngoài.
  • 25m với phòng có 1 cầu thang thoát hiểm hoặc 1 lối đi ra ngoài
  • 40m đối với phòng nằm giữa 2 cầu thang thoát hiểm hoặc 2 lối ra ngoài.
  • 25m đối với phòng có 1 cầu thang thoát hiểm hoặc 1 lối ra ngoài từ nhà công cộng, tập thể, căn hộ.

Các giới hạn được đặt ra nhằm đảm bảo các phòng ở vị trí xa nhất trong các toà nhà vẫn tiếp cận được lối thoát hiểm gần nhất trong thời gian ngắn nhất cho các trường hợp khẩn cấp.

Quy định về chiều rộng của các lối thoát nạn, hành lang, cửa

Quy định 1m cho 100 người và không được nhỏ hơn:

  • 0.8m cho cửa ra vào
  • 1m cho lối đi
  • 1.4m cho hành lang
  • 1.05m cho vế thang

Quy định về chiều cao cửa đi, lối đi của thang thoát hiểm PCCC

Đối với chiều cao của lối đi và cửa đi trên đường thoát hiểm trong tòa nhà cao tầng như sau:

  • Chiều cao không được thấp hơn 2m
  • Với khu vực tầng hầm, chiều cao không nhỏ hơn 1,9m
  • Đối với tầng hầm mái, quy định chiều cao không được nhỏ hơn 1,5m

Quy định về thang thoát hiểm cho phép sử dụng thang làm lối thoát nạn thứ 2

  • Chiều rộng không nhỏ hơn 0,7m
  • Góc nghiêng thang không lớn hơn 60 độ so với bề mặt ngang
  • Cầu thang thoát hiểm có trang bị tay vịn, độ cao ít nhất 0,8m.

Quy định về số lượng bậc thang

Quy định về số lượng bậc thang thoát hiểm PCCC như sau:

  • Số lượng bậc trên mối vế không nhỏ hơn 3 bậc và không nhiều hơn 18 bậc.
  • Không sử dụng thiết kế thang thoát hiểm PCCC có hình dẻ quạt, hình xoắn ốc.
  • Góc nghiêng lớn nhất không quá tỉ lệ 1:1,75

Trên đây là một số thông tin của quy định về thang thoát hiểm trong PCCC. Hy vọng những thông tin trên mang lại hữu ích cho bạn.

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN