So sánh phương pháp hấp phụ và hấp thụ

Tran Ai 25/07/2024

Hấp thụ và hấp phụ là 2 phương pháp xử lý khí thải phổ biến hiện nay. Với tên gọi gần giống nhau do đó nhiều người dễ nhầm lẫn giữa 2 phương pháp này. Cùng System Fan so sánh phương pháp hấp phụ và hấp thụ và phân biệt giữa hai phương pháp này nhé.

Hấp thụ và hấp phụ

So sánh hấp thụ và hấp phụ

Hấp phụ là gì?

Hấp phụ là hiện tượng các phân tử lắng đọng trên bề mặt của một vật liệu. Các phân tử này được gọi là chất bị hấp phụ. Bề mặt diễn ra sự lắng đọng được gọi là chất hấp phụ. Chất hấp phụ trong nhiều trường hợp có thể là kim loại, keo, silicagel hay đất sét….

>> Tìm hiểu cụ thể: Phương pháp xử lý khí thải hấp phụ

Hấp thụ là gì?

Hấp thụ là quá trình vật lý hoặc hoá học, trong đó diễn ra việc các phân tử, nguyên tử hay ion bị khuếch tán. Chúng đi qua bề mặt phân cách vào toàn bộ chất lỏng hoặc chất rắn. Chất bị hấp thụ thường đi vào bên trong và tan ra hoặc phân tán bên trong chất hấp thụ. Sử dụng chất rắn hoặc lỏng làm nguyên liệu hấp thụ để hấp thụ khí thải sản sinh trong các hoạt động sản xuất trong công nghiệp. Khí thải chính là các chất cần hấp thụ.

>> Tìm hiểu cụ thể: Phương pháp xử lý khí thải hấp thụ

Phân biệt phương pháp hấp phụ và hấp thụ

Các phương pháp

Trong phương pháp hấp thụ và phương pháp hấp thụ đều có các phương pháp thực hiện cụ thể dưới đây. Về cơ bản đều sử dụng 2 phương pháp là phương pháp hoá học và phương pháp vật lý.

Phương pháp hấp phụ bao gồm:

> Phương pháp hấp phụ vật lý: Dựa vào cơ chế các phân tử khí bị giữ lại trên bề mặt chất hấp phụ nhờ lực liên kết giữa các phân tử. Trong quá trình này có thể tỏa nhiệt, nhiệt độ phụ thuộc vào cường độ lực liên kết giữa các phân tử.

> Phương pháp hấp phụ hoá học: Diễn ra phản ứng hoá học giữa vật liệu hấp phụ và khí bị hấp phụ. Lực liên kết giữa các phân tử ở phương pháp hoá học mạnh hơn so với phương pháp hấp phụ vật lý. Do đó, lượng nhiệt tỏa ra lớn hơn, cần nhiều năng lượng hơn.

Phương pháp hấp thụ bao gồm:

> Phương pháp hấp thụ vật lý: Không xảy ra phản ứng hoá học ở phương pháp này. Nhờ lực liên kết giữa các phân tử, các phân tử được giữ lại hoàn toàn trên bề mặt chất hấp thụ. Quá trình hấp thụ vật lý bao gồm sự khuếch tán, hoà tan chất hấp thụ, sự phân bố của chúng giữa các phân tử chất lỏng. Hiệu quả xử lý sẽ phụ thuộc vào thiết bị tăng diện tích tiếp xúc tối đa, truyền nhiệt và giảm chất điện lý trong pha lỏng. Phương pháp này thường dùng các tầng đệm, tháp phun, tháp hấp thụ sủi bọt.

> Phương pháp hấp thụ hoá học: Là phương pháp hấp thụ xảy ra phản ứng hoá học. Các phân tử khí tiếp xúc trực tiếp với tác nhân hóa học. Quá trình hấp thụ xảy ra 2 giai đoạn là quá trình khuếch tán sau đó là quá trình diễn ra các phản ứng hoá học.

Ứng dụng

Lĩnh vực Hấp phụ Hấp thụ
Xử lý khí thải Làm sạch không khí, xử lý các chất khí NOx, H2S, HCl, Cl2… Loại bỏ dòng khí có chứa mùi khó chịu, hơi dung môi, xử lý khí bụi
Sản xuất Tách hỗn hợp các chất khí thành từng phần tử riêng biệt. Thu hồi chất để tuần hoàn hay chuyển sang công đoạn sản xuất khác. Ứng dụng để làm lạnh máy móc, thiết bị trong các ngành đặc biệt trong ngành sản xuất thực 
Xử lý nước thải Hấp phụ chất ô nhiễm lên bề mặt vật liệu hấp phụ Loại bỏ độ màu nước thải, chất rắn hoà tan, ion hòa tan
Trong tự nhiên - Phổ biến trong tự nhiên. Ví dụ: rễ cây hấp thụ nước, muối khoáng, ion để phát triển.

Bảng so sánh hấp thụ và hấp phụ

Nội dung so sánh Hấp phụ Hấp thụ
Định nghĩa Chất bị hấp phụ sẽ bám vào bề mặt hoặc bị hít vào bề mặt vật liệu khác ( được gọi là chất hấp phụ) 
Không có sự đi vào bên trong chất khác, mà chỉ là sự liên kết hoặc bám vào bề mặt. 
Một chất được hấp thụ vào bên trong của một chất khác. 
Chất bị hấp thụ đi vào bên trong, hòa tan hoặc phân tán bên trong chất hấp thụ.
Trao đổi nhiệt Toả nhiệt Thu nhiệt
Nhiệt độ Dễ dàng xảy ra ở nhiệt độ thấp Không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ
Chất sử dụng Tăng dần và đạt đến cân bằng Nước, dung dịch bazơ: KOH, NaOH, CaCO3…
Quá trình Các phân tử được giữ trên bề mặt hấp phụ, dễ dàng được loại bỏ. Hòa tan hoặc khuếch tán các phân tử trong chất hấp thụ trở thành dung dịch. Không thể tách rời chất hấp thụ.

Trên đây là một số so sánh, phân biệt hấp thụ và hấp phụ. Hi vọng đem đến thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN