Sơn tĩnh điện là gì? Ưu điểm của sơn tĩnh điện

Tran Ai 17/04/2024

        Khi mua các sản phẩm, bạn thường đọc thấy các thông tin như: sản phẩm được sơn tĩnh điện, bền bỉ chắc chắn, thẩm mỹ cao. Vậy sơn tĩnh điện là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Sơn tĩnh điện là gì

Sơn tĩnh điện là gì?

        Sơn tĩnh điện là công nghệ sơn được sử dụng phổ biến hiện nay. Sử dụng nguyên lý điện từ giúp màng sơn bám dính chắc chắn vào các bề mặt kim loại. Công nghệ sơn tĩnh điện phù hợp cho các sản phẩm, thiết bị được làm bằng các vật liệu có tính dẫn điện cao như: sắt, thép…

        Công nghệ sơn tĩnh điện được thực hiện bằng cách cho bột sơn mang điện tích dương, trong đó, bề mặt kim loại mang điện tích âm. Khi điện tích âm (-) gặp điện tích dương (+) sẽ liên kết vào nhau theo nguyên lý dòng điện, khiến cho lớp sơn bám chặt vào bề mặt kim loại một cách đồng đều.

Phương pháp sơn tĩnh điện

        Nhờ nguyên lý này, chất lượng sơn tĩnh điện tốt hơn rất nhiều so với việc sơn thủ công thông thường.

Thành phần của sơn tĩnh điện

Bột sơn sử dụng trong phương pháp sơn tĩnh điện bao gồm:

  • Hợp chất polymer hữu cơ Curatives Bột màu Chất làm đều màu Các chất phụ gia khác…
  • Hỗn hợp đường trộn đều và làm nóng chảy, sau đó được làm nguội, nghiền thành bột mịn được gọi là bột sơn tĩnh điện.

Gồm 4 loại sơn phổ biến: Gloss (bóng), Matt (mờ), Texture (Cát), Wrinkle (nhăn) để sử dụng phù hợp cho điều kiện trong nhà và ngoài trời.

Hiện nay có 2 loại phương pháp sơn tĩnh điện phổ biến đó là: sơn tĩnh điện khô và sơn tĩnh điện ướt.

Trong đó:

  • Sơn tĩnh điện khô: sử dụng bột tĩnh điện khô sử dụng cho sơn các vật liệu như sắt, inox, thép…
  • Sơn tĩnh điện tướt: là loại sử dụng dung môi để sơn cho các vật liệu như gỗ, nhựa, kim loại..

Ưu điểm của sơn tĩnh điện so với sơn thường

Tính thẩm mỹ cao hơn

        Sơn tĩnh điện bám đều màu vào bề mặt thiết bị, giúp lớp sơn đồng nhất, mịn màng và không bị sần sùi, không có vết nhăn như việc sơn bằng cách thông thường

Độ bóng cao

        Sử dụng phương pháp sơn tĩnh điện giúp cho lớp sơn có độ bóng hơn so với việc sơn thông thường.

Bề mặt mịn màng, không sần sùi

        Sử dụng phương pháp sơn tĩnh điện giúp bề mặt sơn bóng mịn, không sần sùi, không có các vết nhăn, vết nổi như phương pháp sơn truyền thống.

Thân thiện với môi trường

        Quá trình sơn tĩnh điện không sử dụng hoặc ít sử dụng dung môi hoá học, giúp giảm thiểu khí thải độc hại ra môi trường.

Độ an toàn cao

        Với độ bền bỉ của sơn tĩnh điện, sau một thời gian sử dụng sản phẩm không bị bong tróc, không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

Bảo vệ sản phẩm

        Sản phẩm được sơn tĩnh điện sẽ giúp tạo thành lớp bảo vệ chắc chắn, cứng cáp, giúp sản phẩm bền lâu theo thời gian, tránh các tác động của ngoại cảnh.

Phân biệt giữa sơn tĩnh điện và sơn thường

Nội dung

Sơn tĩnh điện

Sơn thường
Chi phí

Chi phí cao nhưng quy trình hiệu quả hơn, không phát sinh chi phí nhân công, vật liệu

Chi phí thấp, quy trình kém hiệu quả, phải chi trả chi phí xử lý sơn thừa

Sự an toàn

An toàn cao, sử dụng trang phục bảo hộ và súng phun sơn. Người lao động không tiếp xúc trực tiếp với sơn

Dùng cọ, chổi khi sơn, dễ dính màu sơn, dễ tiếp xúc trực tiếp với sơn

Thân thiện với môi trường

Không chứa hợp chất hữu cơ, không chứa dung môi, thân thiện với môi trường

Chứa hàm lượng dung môi lớn, dễ gây ô nhiễm môi trường
Hiệu quả Lớp phủ bền màu, bám dính tốt Lớp phủ mỏng, không đều màu

Màu sắc

Lên màu chuẩn, đẹp, không bị phai theo thời gian Dễ bị bay màu theo thời gian
Độ bền Liên kết chặt chẽ, không bị bong tróc, trầy xước Dễ bị bong tróc, trầy xước

Tuy nhiên, việc đầu tư sơn tĩnh điện cũng có những hạn chế như sau:

  • Tốn kém chi phí đầu tư trang thiết bị: Bởi khi sử dụng phương pháp sơn tĩnh điện cần có súng phun, bộ nguồn khí nén, trang bị đồ bảo hộ, lò sấy khô… do vậy chi phí đầu tư ban đầu sẽ lớn. Tuy nhiên, về sau không phát sinh thêm chi phí.
  • Cần đào tạo nguồn lực: sử dụng công nghệ sơn tĩnh điện cần có nhiều kinh nghiệm và đảm bảo nắm được quy trình sơn tĩnh điện. Cần đào tạo nhân lực

Ứng dụng của sơn tĩnh điện

        Sơn tĩnh điện được ứng dụng cho nhiều ngành sản xuất khác nhau như:

  • Ngành sản xuất cửa, khung cửa
  • Sản xuất bàn ghế, tủ kệ
  • Sản xuất các thiết bị gia dụng như: đèn học, kệ để đồ, khung…
  • Đồ dùng nhà bếp
  • Máy móc công nghiệp: máy bơm, tủ lạnh, máy giặt, quạt công nghiệp…

        Hiện nay, System Fan đưa phương pháp sơn tĩnh điện vào việc sơn bề mặt sản phẩm của chúng tôi. Các sản phẩm quạt hút công nghiệp, hệ thống xử lý khí thải, hệ thống hút lọc bụi… được sơn tĩnh điện, mang đến các sản phẩm bền bỉ, tính thẩm mỹ cao.

        Trên đây là một số thông tin về sơn tĩnh điện, cảm ơn các bạn đã đón xem!

———————

        Nhờ phương pháp sơn tĩnh điện, System Fan mang đến các sản phẩm có tính thẩm mỹ cao, độ bền bỉ vượt trội theo thời gian, hạn chế chịu sự tác động của môi trường. Dưới đây là một số hình ảnh sản phẩm của chúng tôi.

System Fan sử dụng phương pháp sơn tĩnh điện

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN