Hệ thống báo cháy gia đình gồm những gì? Có nên lắp đặt

Tran Ai 06/06/2024

Vấn đề cháy nổ luôn là mối quan tâm hàng đầu trong mỗi gia đình. Việc sử dụng các thiết bị báo cháy, phòng cháy chữa cháy trong gia đình cũng thực sự cần thiết. Cùng tìm hiểu chi tiết về hệ thống báo cháy gia đình dưới đây nhé.

Có cần trang bị hệ thống báo cháy gia đình không?

Hoả hoạn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào nếu không may xảy ra các sự cố như chập cháy điện, sự cố từ việc nấu nướng… Mức độ thiệt hại nặng hay nhẹ phụ thuộc vào sự trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy chữa cháy, sự cẩn thận của mỗi con người trong các hoạt động thường ngày.

  • Các sự cố có thể không lường trước được, bởi có rất nhiều vụ cháy thương tâm do bắt lửa từ một điếu thuốc lá, từ quá trình hàn khung sắt biển quảng cáo, từ ấm siêu tốc…
  • Để hạn chế tối đa những thiệt hại không đáng có xảy ra, việc lắp đặt hệ thống báo cháy gia đình được nhiều người tìm hiểu và lắp đặt. Bởi những lợi ích chúng đem lại và sự an tâm cho gia đình.
  • Kịp thời phát hiện đám cháy ngay từ khi nó vừa sinh ra.
  • Nhanh chóng có phương án xử lý kịp thời, tránh để đám cháy lây lan, giảm thiểu tối đa sự lây lan của đám cháy và sự thiệt hại của con người cũng như tài sản gia đình.
  • Hệ thống nhỏ gọn, thông minh, dễ dàng lắp đặt và sử dụng.

Hệ thống báo cháy gia đình gồm những gì?

Hệ thống báo cháy gia đình gồm những gì

Không giống như hệ thống báo cháy tầng hầm, hệ thống báo cháy trong tòa nhà, chung cư… hệ thống báo giá gia đình thường có cấu tạo nhỏ gọn hơn, không rườm rà và dễ dàng lắp đặt. Hệ thống báo cháy gia đình bao gồm những thiết bị chính như sau:

  • Các cảm biến báo cháy
  • Trung tâm kiểm soát
  • Các thiết bị hỗ trợ, phụ kiện khác

Tham khảo thêm: Hệ thống phòng cháy chữa cháy gồm những hệ thống gì?

Trong đó:

Cảm biến báo cháy

Cảm biến báo cháy

Cảm biến báo cháy là thiết bị quan trọng, đóng vai trò là thiết bị phát hiện ra sự cố. Chúng có khả năng phát hiện những đám khói nhanh nhất và báo đến trung tâm kiểm soát để thông báo tới con người, kịp thời xử lý đám cháy ngay từ khi là một đám cháy nhỏ. Hầu hết các loại cảm biến đều có khả năng phát ra báo động khi phát hiện có sự cố để đảm bảo mọi người ở xung quanh có thể phát hiện ra cánh bảo này. Tuy nhiên, với trung tâm điều khiển thông minh, chúng được gửi trực tiếp một thông báo về điện thoại cho chủ nhà để ngay cả khi con người không ở gần vị trí có cháy, không nghe thấy tiếng còi báo động cũng có thể phát hiện kịp thời nhờ vào điện thoại smartphone.

Trung tâm kiểm soát

Trung tâm kiểm soát là nơi nhận thông báo từ cảm biến, sau đó phát tín hiệu cho thiết bị hỗ trợ đã được lập trình sẵn. Ngay cả khi người chủ vắng nhà, cũng có thể nhận được thông báo có đám cháy nhờ vào trung tâm kiểm soát.

Thiết bị hỗ trợ

Tuỳ vào nhu cầu cũng như về khả năng tài chính, hệ thống báo cháy gia đình có thể lắp đặt thêm các thiết bị hỗ trợ. Các thiết bị hỗ trợ có thể không bắt buộc trong các hệ thống báo cháy gia đình, nhưng vẫn có thể lắp đặt bởi chúng mang lại nhiều lợi ích bất ngờ.

Bao gồm:

Ổ cắm thông minh: có khả năng tự kích hoạt máy bơm nước, hệ thống nước dự trữ tự động tải nước khi nguy cơ có đám cháy xảy ra.

Loa hú báo động: lắp đặt loa tại nhiều vị trí trong nhà để con người có thể nghe thấy tiếng báo động và ứng phó kịp thời. Thích hợp sử dụng cho gia đình có nhiều phòng, nhiều tầng, diện tích rộng lớn.

Những lưu ý khi lắp đặt hệ thống báo cháy gia đình

Các thiết bị báo cháy có độ nhạy bén khá cao, do vậy khi lắp đặt cần đảm bảo một số những lưu ý để giúp hệ thống làm việc hiệu quả nhất, tránh các trường hợp báo động cháy khi không có đám cháy xảy ra.

Các lưu ý như sau:

  • Không nên lắp đặt hệ thống báo cháy ở nơi có nhiệt độ cao hoặc có độ ẩm lớn. Các cảm biến nhiệt có thể hiểu nhầm là có sự cố và báo động liên tục, sẽ khiến thiết bị nhanh hỏng và làm phiền tới sự sinh hoạt của con người.
  • Không lắp đặt tại những nơi có từ trường, điện trường cao. Đặc biệt là các thiết bị báo cháy không dây có thể gặp sự cố.
  • Thiết bị báo cháy đặt ngoài trời cần thiết kế che chắn, tránh bị nước mưa hoặc nhiệt độ quá nóng, giảm tuổi thọ của sản phẩm.
  • Thường xuyên kiểm tra, bảo trì, vệ sinh sản phẩm để giúp thiết bị hoạt động hiệu quả, ổn định.
  • Có thể lắp đặt nhiều loại đầu dò báo cháy khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu và kinh tế của mỗi gia đình.

Điều quan trọng nhất là: khi lắp đặt hệ thống báo cháy, cần am hiểu về kỹ thuật để đảm bảo được hiệu quả của hệ thống. Nếu như bạn không phải là người am hiểu về vấn đề này, hãy liên hệ tới nhà cung cấp hệ thống để được tư vấn rõ hơn.

Chi phí lắp đặt báo cháy gia đình

Chi phí lắp đặt là vấn đề được xem xét và cân đối. Chi phí lắp đặt hệ thống báo cháy gia đình thường phụ thuộc vào những yếu tố như: diện tích nhà, số lượng đầu báo cháy cần lắp đặt, lựa chọn loại hệ thống báo cháy, mức độ phức tạp của hệ thống…

Một hệ thống báo cháy cơ bản cho gia đình bao gồm như: cảm biến báo khói, còi báo động, bộ điều khiển, hệ thống trung tâm kiểm soát..

Với những không gian gia đình có diện tích nhỏ, số lượng phòng ít thì có thể ít tốn kém thiết bị, hệ thống đơn giản không phức tạp thì chi phí có thể giao động từ vài triệu đến chục triệu tuỳ thuộc vào giá cả của thiết bị, chi phí lắp đặt. Đối với những ngôi nhà lớn, diện tích rộng, có nhiều phòng thì có thể chi phí lắp đặt sẽ cao hơn nhiều bởi số lượng thiết bị nhiều cũng như hệ thống lắp đặt phức tạp hơn. Chi phí có thể lên đến hàng trăm triệu đồng.

Trên đây, System Fan tổng hợp một số thông tin về hệ thống báo cháy gia đình. Hi vọng mang đến cho bạn các thông tin hữu ích.

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN