1. HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ QUẠT

Khách hàng cần bố trí nhân lực, thời gian để kiểm tra định kỳ cho quạt phòng tránh những hư hỏng có thể xảy ra. Cần xây dựng lịch trình bảo trì cụ thể và thực hiệm theo đúng lịch trình. Trong quá trình bảo trì định kỳ, cần thực hiện các bước sau:

  • Kiểm tra điều kiện bôi trơn vòng bi và động cơ, đảm bảo nhiệt độ không tăng quá mức cho phép ( ≤70oC). Cần kiểm tra kỹ chất lượng dầu mỡ bôi trơn và lượng dầu mỡ cần phải đủ theo thiết kế ban đầu.
  • Kiểm tra van điều chỉnh lưu lượng về mức độ tin cậy về điều khiển đóng mở, hạn vị và có thể có sai số do mài mòn.
  • Kiểm tra guồng cánh, vỏ quạt, bulong và ốc vít trên toàn bộ quạt về độ chắc chắn và có biện pháp chống trôi lỏng.
  • Kiểm tra guồng cánh quạt, vỏ quạt có thể bị nứt gãy cánh, bị ăn mòn, bị lỏng bu lông, may ơ hoặc hư hỏng khác. Khi thực hiện bất kỳ thao tác nào cho quạt, ngắt kết nối cung cấp điện và có biện pháp đảm bảo an toàn.
  • Khi phát hiện bụi bẩn trên guồng cánh hay trong vỏ, cần xử lý loại bỏ để ngăn ngừa mất cân bằng và có thể gây thiệt hại. Nếu quạt rung động hoặc có tiếng kêu bất thường cần phải dừng lại để kiểm tra bảo dưỡng.

2. HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ QUẠT

Bảo trì động cơ thường rất đơn giản, chỉ cần tiến hành làm sạch và duy trì bôi trơn tốt. Khi bảo trì động cơ cần chú ý:

  • Làm sạch bề mặt bên ngoài của động cơ: Loại bỏ bụi và dầu mỡ có ở trên vỏ động cơ giúp làm mát động cơ. Chú ý không bao giờ được rửa động cơ với vòi phun áp lực cao.
  • Mỗi loại động cơ sử dụng loại mỡ bôi trơn khác nhau. Vì vậy, khách hàng nên sử dụng mỡ bôi trơn với khuyến nghị của nhà sản xuất. Khi động cơ làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao hơn 40oC (104oF) thì mỡ nên được thay thế sau 2000 h vận hành. Nhiều động cơ nhỏ được bôi trơn vĩnh viễn và không cần bôi trơn hơn nữa.

Để động cơ hoạt động tốt cần chú ý đặc biệt đến nguồn điện cung cấp.

3. HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ VÒNG BỊ VÀ GỐI TRỤC QUẠT

Mỗi loại gối đỡ khác nhau có các kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ khác nhau.

3.1. Bảo trì gối trục bôi trơn ngâm dầu

Các vòng bi của gối được ngâm trong bể chứa dầu với độ ngập của vòng bi khoảng 1/3 đường kính của vòng bi. Khi dầu chứa trong bể phải đảm bảo mức tối thiểu sao cho viên bi dưới cùng vẫn được ngâm trong dầu. Mức dầu trong bể có thể được kiểm tra bởi các thước và mắt chỉ mức. Khi thấy gối đỡ quạt thường xuyên có hiện tượng rỉ dầu thì càng cần phải chú ý bổ sung cho vừa đủ.
Phải đảm bảo lỗ thông khí của gối luôn thông, thường xuyên kiểm tra phớt, xiết lại bulong giữ phớt ở hai đầu gối đỡ nhằm tránh hiện tượng rò rỉ.

Thời gian thay dầu phụ thuộc vào tính chất của dầu bôi trơn, nếu không có các chỉ dẫn của hãng dầu và dụng cụ kiểm tra độ nhớt của dầu thì có thể áp dụng là từ 300- 500 giờ chạy máy lần đầu và từ 2000 giờ đến 5000 giờ cho các lần tiếp theo.

3.2. Bảo trì gối trục bôi trơn bằng mỡ

Mỡ bôi trơn được dự trữ trong vỏ gối và tự động bôi trơn vào vòng bi khi quạt làm việc, khi bổ sung mỡ khách hàng cần chú ý không bơm đầy chặt mỡ vào vỏ gối mà phải để một khoảng trống bằng 1/3 thể tích của buồng chứa mỡ.

- Thời gian bổ sung mỡ bôi trơn thường xuyên là từ 3 đến 7 ngày làm việc tùy theo điều kiện về nhiệt độ môi trường.

- Thời gian bảo dưỡng thay toàn bộ mỡ bôi trơn là sau 6 tháng làm việc hoặc sau 12 tháng lưu kho không chạy quạt.

3.3. Bảo trì gối trục bôi trơn ngâm dầu và làm mát bằng nước

Đối với các quạt làm việc ở nhiệt độ cao ≥ 200oC, thi phai thiêt kê đương nươ cấp cho gối để làm mát dầu và làm mát vòng bi. Tương tự như kiểu gối trên nhưng dầu bôi trơn được làm mát bằng nước chứa hoặc lưu thông trong vỏ gối. Khi đó khách hàng cần chú trọng tới việc cấp nước làm mát cho gối đỡ, nước làm mát cho gối phải tránh được việc đóng cặn trong gối sẽ làm giảm hiệu quả làm mát và thậm trí có thể dẫn đến làm tắc sự lưu thông của nước.

🛎 LƯU Ý

1. Khi cần thay thế vòng bi khách hàng cần xem kỹ ký hiệu của vòng bi để thay thế, đặc biệt là các gối ổ chịu nhiệt mà System Fan đã có lựa chọn vòng bi là loại có khe hở trước: C3 hoặc C4.

2. Phải sử dụng đúng mác dầu mỡ bôi trơn quy định hoặc loại tương đương do hãng cung cấp đề nghị. Không bao giờ được trộn lẫn các loại dầu/ mỡ bôi trơn khác nhau. Điều này sẽ gây ra sai hỏng về dầu mỡ và hư hỏng vòng bi có thể xảy ra.

4. HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ NỐI TRỤC QUẠT

Nối trục được lắp vào các quạt có kiểu truyền động gián tiếp nhưng tốc độ động cơ luôn bằng tốc độ của guồng cánh quạt.

Kiểm tra độ đồng tâm giữa trục chủ động và trục bị động. Điều chỉnh ngay khi phát hiện sự không đồng tâm.

Trong quá trình vận hành, nếu có sai lệch và hư hỏng về nối trục, khách hàng có thể tiến hành tự thay thế các đệm cao su đàn hồi, khi tháo lắp nối trục để kiểm tra sửa chữa cần tiến hành đánh dấu vị trí của các bu lông, gối trục, động cơ liên quan để sao cho khi lắp lại được đúng như vị trí ban đầu.

5. HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ BỘ TRUYỀN ĐAI

5.1.Hướng dẫn lắp đặt bộ truyền đai

Đối với các quạt truyền động gián tiếp, tốc độ làm việc bằng hoặc khác với tốc độ của động cơ thì bộ truyền đai của nó đã được System Fan tính toán thiết kế và lắp đặt phù hợp tối ưu cho quạt đủ vận hành trong điều kiện làm việc theo thiết kế, vì vậy nó cần được lắp và hiệu chỉnh đúng.

Các thao tác lắp đặt bộ truyền đai:

- Nới lỏng toàn bộ bu lông giữ đế động cơ và các bu lông điều chỉnh tăng đai, chuyển dịch động cơ về phía trục quạt đảm bảo đến khoảng cách gần nhất

- Lần lượt lắp các dây đai vào puly

- Từ từ điều chỉnh căng đai đến mức cần thiết, kiểm tra độ sai lệch vị trí của các puly và xiết chặt bu lông giữ động cơ, sau đó khóa chặt các vít điều chỉnh.

🛎 LƯU Ý

- Không được tiến hành dịch chuyển gối đỡ để điều chỉnh bộ truyền đai.

- Để kiểm tra sai lệch của puly và độ chùng của dây đai, khách hàng có thể tham khảo các hình vẽ 1 và 2 dưới đây.

- Việc thay đổi các thành phần truyền động đai không những có thể dẫn đến điều kiện hoạt động không an toàn mà có thể gây bị thương cho người lao động hoặc gây nên hu hỏng của những bộ phận sau:

1. Trục quạt               3. Vòng bi              5. Động cơ 

2. Dây đai                 4. Guồng cánh quạt

Những sai lệch vị trí của Puly

5.2. Bảo dưỡng bộ truyền đai

Sau một thời gian làm việc, bộ truyền dây đai sẽ bị dãn dài hoặc sai lệch vị trí làm cho quạt hoạt động kém hiệu quả. Đây là đặc tính thông thường đối với bất kỳ bộ truyền đai nào. Vì vậy, cần phải kiểm tra bộ truyền đai thường xuyên và căng lại dây đai đến mức phù hợp.

Vệ sinh các bánh đai sạch sẽ, tránh bụi bẩn hoặc dầu mỡ bám vào sẽ làm bộ truyền đai nhanh chóng bị xuống cấp. Bánh đai nhanh chóng bị mòn và dây đai có thể bị xơ đứt. Độ chùng của dây đai phù hợp được chấp nhận theo hình 2 dưới đây

Hình 2: Kiểm tra độ chùng của dây đai

🛎 LƯU Ý

1. Ngay sau 24 giờ chạy máy đầu tiên, phải tiến hành kiểm tra độ chùng của dây đai.
2. Khi đai đã dãn dài > 10% độ dài ban đầu nên tiến hành thay dây mới.

 

Trên đây, System Fan hướng dẫn Quý khách bảo trì quạt công nghiệp System Fan. Mọi thắc mắc cần hỗ trợ, quý khách liên hệ trực tiếp tới tư vấn hoặc liên hệ tới hotline của chúng tôi nhé.

Zalo System Fan Global Group Messenger System Fan Global Group 098.151.2866
popup

Số lượng:

Tổng tiền: